Saturday, 20/04/2024 - 04:41|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS thị trấn Phước Long

Phê duyệt Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1373/QĐ-TTg ngày 30/7/2021 phê duyệt Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030".

Tài liệu đính kèm: Tải về
Danh sách file:

Mục tiêu chung của Đề án là tiếp tục và tạo chuyển biến cơ bản trong xây dựng xã hội học tập bảo đảm đến năm 2030 mọi người dân đều có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận hệ thống giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đại với nhiều mô hình, phương thức và trình độ đào tạo, góp phần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

 

Nội dung

Mục tiêu đến năm 2025

Mục tiêu đến năm 2030

1. Xóa mù chữ và phổ cập giáo dục

- 70% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2;

- 90% các tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2;

- 70% các tỉnh hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo;

- Phấn đấu 100% các tỉnh hoàn thành phổ cập giáo dục cho trẻ em mẫu giáo;

- 50% các tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3;

- 70% các tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3;

- Phấn đấu 100% các tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2, trong đó có 20% các tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.

- 40% các tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.

2. Về năng lực cơ bản và trình độ của người dân

- 50% số người trong độ tuổi lao động được trang bị năng lực thông tin;

- 70% người trong độ tuổi lao động được trang bị năng lực thông tin;

- 50% số người trong độ tuổi lao động được trang bị kỹ năng sống;

- 70% người trong độ tuổi lao động được trang bị kỹ năng sống

 - 50% dân số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trong đó, 12% dân số có trình độ đại học trở lên.

- 60% dân số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trong đó, 15% dân số có trình độ đại học trở lên.

3.Về hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp

- 70% các trường đại học triển khai đại học số và xây dựng học liệu số;

- 90% các trường đại học triển khai đại học số và xây dựng học liệu số;

- 60% các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục khác triển khai hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập trên môi trường số;

- 80% các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục khác triển khai hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập trên môi trường số;

- 70% các trung tâm học tập cộng đồng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức hoạt động giáo dục.

+ 90% các trung tâm học tập cộng đồng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức hoạt động giáo dục.

 4. Xây dựng các mô hình học tập trong xã hội

- 40% công dân đạt danh hiệu công dân học tập theo tiêu chí do cơ quan có thẩm quyền ban hành;

- 60% công dân đạt danh hiệu công dân học tập;

- 25% các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện) được công nhận danh hiệu huyện học tập theo tiêu chí do cơ quan có thẩm quyền ban hành;

- 50% các huyện được công nhận danh hiệu huyện học tập;

- 15% các tỉnh được công nhận danh hiệu tỉnh học tập theo tiêu chí do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- 35% các tỉnh được công nhận danh hiệu tỉnh học tập.

Để đạt được mục tiêu đề ra, Đề án đưa ra một số nhiệm vụ và giải pháp như: (1) Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về xây dựng xã hội học tập; (2)  Hoàn thiện cơ chế, chính sách về xây dựng xã hội học tập; (3) Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động học tập suốt đời; (4) Đẩy mạnh hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng; (5)Tổ chức các phong trào, cuộc vận động để thúc đẩy học tập suốt đời; (6) Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập và phát triển công nghệ đào tạo mở và từ xa.

Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chủ trì, điều phối thực hiện Đề án, có trách nhiệm phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án. Các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài chính, Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ủy ban Dân tộc và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao chủ trì, phối hợp các nội dung công việc liên quan.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp và tổ chức xã hội ở trung ương liên quan như: Hội Khuyến học, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Cựu giáo chức... cùng phối hợp thực hiện.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án hằng năm và từng giai đoạn phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Cân đối, bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác để đảm bảo cho việc triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trong Đề án. Xây dựng và phát triển các mô hình học tập, ngành nghề đào tạo, các nghề đặc thù cần học tập suốt đời đáp ứng nhu cầu xã hội và phù hợp quy hoạch của từng địa phương đến năm 2030.

Thanh Sơn

Lượt xem: 25.091
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 5
Hôm qua : 64
Tháng 04 : 472
Năm 2024 : 6.847